Bánh tráng Bình Định mang ý nghĩa đặc biệt khi mùa nước lũ về

BÁNH TRÁNG BÌNH ĐỊNH MANG Ý NGHĨA ĐẶC BIỆT KHI MÙA NƯỚC LŨ VỀ

Sau những trận mưa to, miền trung yêu thương đã ngập trong biển nước.  gây ra những thiệt hại, thất thoát và đau thương bởi nước ngập.Toàn bộ những cánh đồng chẳng còn màu cỏ cây mà là màu nước trắng xoá, đường sá và nhà cửa đều ngập trong nước, nhà nào xây ở nơi cao ráo thì nước chỉ vào một ít còn nhà nào ở nơi trũng thấp thì ngập đến đầu gối phải dọn đến nhà khác ở nhờ. Gà, lợn, trâu, bò và nhiều gia súc khác được mọi người sơ tán đưa lên chỗ cao, nhiều đoạn đường nước ngập sâu phải dùng thuyền bơi qua. Nước về thì nhanh mà rút thì lâu, cảnh ngập lụt cứ tiếp diễn phải đến vài ngày, trong những ngày đó học sinh không thể đến trường để học,nước cũng vô tận trong trường. Từ một vùng quê trù phú, hoa màu tốt tươi, sau trận ngập đã trở thành vùng tiêu điều, và hoang vu,nhìn mà xót xa.

Dòng nước hung dữ không chỉ gây thiệt hại về của mà con về người, nhiều người rơi vào dòng nước cũng bị cuốn trôi theo, nước chảy đến đâu là chỗ ấy tan tác, ngập trong nước lũ. Nhiều nơi nước lũ về trong đêm không kịp sơ tán vật nuôi đành chịu cảnh nhìn đàn vật nuôi bị dòng nước cướp đi, hệ thống đường điện hư hại nghiêm trọng, trạm điện phải ngắt điện bởi nhiều cột điện đổ gãy dây điện chìm trong nước rất nguy hiểm cho người dân. Nhiều gia đình nhà ở những chỗ đất thấp ngập phải leo lên mái nhà ngồi chờ viện trợ hoặc đội cứu hộ đi thuyền đến chở đi, cả làng quê rơi vào cảnh màn trời, mất ăn mất ngủ và đối mặt với nhiều dịch bệnh bùng phát sau lụt.

Nước lũ dâng cao những cây hoa màu bị thất thoát thức ăn ngày càng khang hiểm chỉ còn trông chờ vào những gói mì tôm ,những đám rau trôi trên mặt nước mà bà con có thể chèo thuyền ra vớt ,mang lưới ra thả bắt được thêm đôi ba con cá để làm mâm cơm ngày mưa.

Những lúc cúp điện,củi đã dần bị ướt hết do mưa thấm lâu không thể nấu cơm,sẽ có những chiếc bánh tráng gạo thay thế.

Chiếc bánh tráng đối với người dân miền quê Bình Định có ý nghĩa rất lớn ,nó luôn âm thầm bên cạnh mỗi gia đình.Dù nó có được tạo ra rất lâu nhưng món chính hàng ngày vẫn là cơm.Bánh tráng chỉ để cất trong bọc những dịp ăn vội lúc nhà không còn gì để ăn,hay cuối tuần có thời gian rãnh thì mới mang ra chế biến ăn thành nhiều món.

Đến mùa mưa nó lại được sử dụng,vị cứu tinh của gia đình.Chiếc bánh ăn rất đơn giản chỉ cần có nước sạch mang nhúng sơ qua chờ 1,2 phút bánh mềm sau đó mang đi chấm mắm ăn là xong bữa ăn cho cả nhà qua cơm đói.

Món bánh tráng được tráng lúc mùa vụ hè ,có thể làm bất cứ lúc nào trong năm nếu là hôm đó trời nắng.Bánh chỉ ngon khi trời nắng ráo trong 1 ngày để bà con có thể phơi bánh được giòn và khi ăn sẽ không bị sượn.

Bánh được làm từ bột gạo ngâm xay pha loãng cho thêm chút muối và tráng lên.

Bánh tráng nhúng sẽ được tráng mỏng và nếu làm bánh tráng nướng thì sẽ tráng dày hơn gấp đôi gấp ba,cho thêm vào đó là mè ,dừa tạo cho vị béo,thêm hành tím cắt lát mỏng.

Bánh tráng Bình Định là thế,đơn giản mộc mạc.Bánh tráng Bình Định ngày nay cũng được mang sử dụng phổ biến và đa dạng hơn.Chế biến được nhiều món ngon như chả ram,chả chiên giòn cuốn ăn bánh tráng ,bánh tráng nướng,bánh tráng cuốn,….Chiếc bánh tráng đã tạo nên sự khác biệt và vị ngon độc lạ đối với những du khách tại thành phố khi chúng được kết hợp cùng các nguyên liệu nem chả của quê Bình Định,rau sống ,dưa leo,chả ram… ăn kèm với một loại nước chấm đậu phộng vô cùng đặc biệt tạo nên thương hiệu bánh cuốn Tây Sơn.Bánh cuốn Tây Sơn đặc biệt được ăn kèm với loại nước chấm đậu phộng sẽ gây kích thích cho vị giác.Mỗi một loại bánh sẽ có loại nước chấm riêng,đặc biệt laoij bánh cuốn Tây Sơn,nước chấm như linh hồn món ăn ,phải ăn đùng loại thì vị của nó mới đậm đà và mang nét riêng

h